Sống ảo trên mạng xã hội – Đường tắt để xin việc nhanh
Một nhà tuyển dụng phàn nàn: “Tôi không chắc nó là gì, có vẻ như tác động của các phương tiên truyền thông xã hội khiến cho người ta cứ phải dùng dấu chấm cảm (!) hay
1. Sử dụng avatar nghiêm túc
Một bức ảnh selfie quá sexy, một bức ảnh bạn đang hành động không đẹp, ảnh bạn bị “dìm hàng” hoặc đang vui nhộn một cách quá đáng, xin đừng dùng nó làm ảnh profile cho Facebook, Twitter, Instagram hay bất cứ mạng xã hội nào. Tốt nhất là ém nhẹm đi vì mấy ảnh kiểu này sẽ tạo ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng và biết đâu sau này bạn trở thành người nổi tiếng thì sẽ rất dễ bị dư luận để ý. Lời khuyên cho bạn là hãy chọn ảnh rõ mặt bạn, tư thế lịch thiệp sẽ dễ gây cảm tình với người khác hơn
2. Chọn bạn mà chơi
Có câu nói: “Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào”. Kết bạn với những người chuyên nghiệp sẽ nâng giá của bạn trong mắt người khác.
Hãy kết bạn với những người đáng học hỏi, những chuyên gia trong lĩnh vực bạn quan tâm đi. Ngoài việc học hỏi từ họ rất nhiều thứ, có thể bạn sẽ thành bạn bè trong đời thật với họ hoặc nhận được những cơ hội bất ngờ đấy.
Cá nhân mình từng nhận được một công việc khá tốt liên quan đến ngành học khi mình là sinh viên chỉ vì mình post một status trên Facebook và một giám đốc nhân sự trong danh sách bạn bè đọc được, thấy phù hợp nên đã chủ động đề nghị công việc với mình. Rất thú vị phải không?
3. Thể hiện đam mê
Có hàng nghìn ứng viên có trình độ giáo dục như bạn, có kinh nghiệm như bạn và có kỹ năng như bạn vậy thì sở thích sẽ là điểm để bạn nổi bật trong đám đông.
Sở thích mình muốn nói ở đây không phải là những cái chung chung mà ai cũng thích như “đọc sách, nghe nhạc, đi chơi với bạn bè” mà là đam mê giúp bạn thư giãn đồng thời khiến bạn gắn bó lâu dài.
Có cô bạn mình biết, cô ấy rất thích làm bánh và có thể dành cả ngày để nhào bột, ngồi bên lò nướng và tỉ mẩn vẽ hình trang trí lên bánh. Tất nhiên mạng xã hội của cô ấy thường xuyên tràn ngập các thành phẩm và một ngày vô tình nó lọt vào mắt của một chủ cửa hàng bánh. Ten…ten…tèn… cô ấy có một công việc mà không cần gửi CV hay phỏng vấn gì cả.
4. Post bài chọn lọc
Viết email cần chuyên nghiệp nhưng viết status trên Facebook hay tweet trên Twitter thì không? Đã đến lúc bạn thay đổi quan niệm về việc này. Việc tạo một profile chuyên nghiệp trên mạng xã hội không chỉ về hình thức mà còn về nội dung. Tiếng lành đồn xa, tiếng xấu còn đồn xa hơn
Nếu profile của bạn trông chuyên nghiệp nhưng những gì bạn viết không chuyên nghiệp: cãi vã và tranh luận, dùng ngôn ngữ bất lịch sự, teencode, quá nhiều icon emoticon sẽ làm bạn rớt điểm nặng nề.
Một nhà tuyển dụng phàn nàn: “Tôi không chắc nó là gì, có vẻ như tác động của các phương tiên truyền thông xã hội khiến cho người ta cứ phải dùng dấu chấm cảm (!) hay biểu tượng khuôn mặt khi kết thúc một câu”.
Nhớ nhé, viết status chuyên nghiệp như viết email xin việc.
5. Xây dựng thương hiệu cá nhân
Có một điểm tích cực đó là các mạng xã hội cho phép người ta nhìn bạn dưới con mắt mà bạn muốn. Vì vậy, bạn có thể chủ động để xây dựng, điều chỉnh hình ảnh của mình. Bạn cũng có thể sử dụng mạng xã hội để bộc lộ thêm về con người bạn.
Nếu bạn còn trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề thì những đối thoại, post sâu sắc, tinh tế sẽ khiến nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn chính xác hơn. Hoặc nếu bạn có thâm niên hơn, bạn có thể sử dụng mạng xã hội để cho mọi người thấy bạn là người nhanh nhạy và cập nhật các xu hướng.
Leave a Reply